Nhựa PU là gì? Tính chất và ứng dụng của Polyurethane

Nhựa PU là thành phần quan trọng trong nhiều ngành sản xuất và trong cuộc sống thường ngày. Vậy nhựa PU là gì? Ưu điểm và đặc tính của vật liệu ra sao? Mời các bạn cùng Đình Hải Plastic tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nhựa PU là gì

Nhựa Pu là gì?

PU là viết tắt của cụm từ polyurethane, là tên gọi chỉ một loại vật liệu polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ được nối bởi các liên kết carbamate (urethane). Vật liệu được tạo ra bởi hai chủng loại chính bao gồm cây PU và tấm PU, mỗi loại đều có thành phần dạng PU cứng và PU mềm.

Ở Việt Nam nhựa PU còn được gọi với tên gọi khác là cao su nhựa thuộc vật liệu nhựa kỹ thuật công nghiệp. Nó sở hữu nhiều hiệu suất tuyệt vời như chống ăn mòn, độ bền kéo cao, độ đàn hồi cao, chịu được áp lực, mài mòn cao, đệm mạnh, chống xé, kháng bức xạ, cường độ cao, chịu lực cao, hấp thụ sốc.

 

Tính chất và thông số của nhựa PU

Dưới đây là bảng tính chất và thông số của nhựa PU mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn hiểu thêm về loại vật liệu này.

Yếu tố Thông số chi tiết
Tên tiếng Anh PU sheet
Tên gọi khác Cao su nhựa
Xuất xứ Trung Quốc
Nguyên liệu Polyurethane
Màu sắc Vàng/ Đỏ/ Tự nhiên
Kích thước chiều ngang 1m
Kích thước chiều dài 2m
Độ dày 1mm – 100mm
Tỷ trọng 1,15g/cm³
Độ cứng 90A
Chứng nhận SGS/ TUV /ISO:2015

Phân loại nhựa PU

Hiện nay vật liệu Polyurethane được chia thành 3 loại đó là PU nhiệt dẻo, PU đổ khuôn, PU kết mạng ngang, đặc điểm của mỗi loại sẽ như sau:

PU nhiệt dẻo: Loại vật liệu này sẽ được gia công trên máy nhựa thông thường. Khi chúng đạt mức nhiệt trên khoảng từ 120oC cho đến 150oC thì sẽ mềm và có thể gia công được.

PU nhiệt dẻo

PU nhiệt dẻo

PU đổ khuôn: Hay chính là các Prepolymer và các nhóm Isocyanate hoạt tính được gắn ở cuối mạch. Trong quá trình gia nhiệt, trước lúc tạo liên kết hóa học vật lý, chúng sẽ bị phá vỡ thì mạch thường sẽ bị gãy. Vậy nên vật liệu Pu đổ khuôn sẽ không thể tái sử dụng được khi sự kéo dài mạch kết thúc.

 

PU đổ khuôn

PU đổ khuôn

NPU kết mạng ngang: Đây là loại liên kết hóa học thực sự được hình thành theo 3 chiều không gian. Vật liệu này có phần khác so với các loại trên là cấu trúc hóa học được chia thành 2 vùng là vùng cứng và vùng mềm.

 

Ưu điểm và đặc tính của Polyurethane

Hiện nay có thể thấy nhựa PU được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật được đánh giá cao như:

  • Khả năng chống mài mòn tốt, gấp 3-5 lần so với các loại cao su thông thường.
  • Mang một loạt các độ cứng từ A80 đến ~A95.
  • Đặc biệt nhựa được đánh giá là bám dính khá tốt, nhất là đối với kim loại.
  • Chống ăn mòn, kháng dung môi, chịu nhiệt cao, vật liệu đặc biệt chống lão hóa, chịu được dầu.
  • Độ bền kéo, độ bền xé cao.
  • Độ đàn hồi cao, tốc độ biến dạng nén thấp.
  • Chịu được áp lực tốt, chính nhờ đặc điểm này mà nó được dùng để sản xuất bánh xe và các thiết bị chống va đập.
  • Không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, do đó sự thay đổi nhiệt độ bình thường không có tác động lớn gì đến vật liệu.
  • Cách điện tốt, do đó nó được sử dụng để làm lớp sơn cách điện.

 

Ưu điểm và đặc tính của Polyurethane

Ưu điểm và đặc tính của Polyurethane

Polyurethan có an toàn cho người sử dụng không?

Thực tế Polyurethan thuộc một nhóm chất được gọi là Polyme phản ứng. Nhóm này bao gồm Epoxies, Polyesters không bão hòa và Phenolics.

Polyurethan sẽ được tạo ra bằng cách phản ứng với một Isocyanate chứa hai hoặc nhiều nhóm Isocyanate trên mỗi phân tử (R−(N=C=O)n). Cùng với một Polyol chứa trung bình hai hoặc nhiều nhóm Hydroxyl trên mỗi phân tử (R-(OH)n) với sự có mặt của chất xúc tác hoặc bằng cách kích hoạt với tia cực tím.

 

Ứng dụng trong đời sống

Có thể thấy mặc dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại vật liệu vượt trội, nhưng nhựa PU vẫn được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể:

  • Vật liệu được sử dụng để nên phong cho các loại máy móc chống ăn mòn, chống thủy phân, mài mòn, màng chắn, phớt dầu,…
  • Bảng polyurethane đa năng, thanh, ống, đai.
  • Một số bộ phận trong máy in, máy photocopy, máy dệt đặc biệt chống lại các con lăn cao su dung môi, bánh xe.
  • Sử dụng để làm trang phục: Sản phẩm có thể tạo thành các sợi nhỏ, chúng sẽ kết hợp với nylon để tạo nên những quần áo nhẹ, có độ co giãn tốt. Đây được đánh giá là loại vải co giãn tốt nhất trong ngành may mặc.
  • Sử dụng để làm các thiết bị gia dụng: Cửa ra vào, ghế xe, bộ phận giảm sóc, thùng nhựa 1000 lít, …
  • Sử dụng trong xây dựng: Các vật liệu nhân tạo giả gỗ, khuôn bê tông để sản xuất các thiết bị xây dựng.
  • Ứng dụng trong đồ nội thất: Giường tủ, thảm lót sàn hay được dùng để sơn bóng đem lại sự nổi bật cho các loại nội thất gỗ.
  • Ngoài ra các PU dạng cây còn được ứng dụng rộng rãi trong luyện kim, khai thác mỏ, đệm, khối lò xo, các loại ống dẫn kim loại và giảm ma sát của các thiết bị cơ khí.

 

Ứng dụng trong đời sống

Ứng dụng trong đời sống

Nhựa PU có tái chế được không?

nhựa PU là một loại nhựa rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó người ta thường tái chế để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Hiện nay có hai cách để tái chế Polyurethan

Tái chế cơ học

  • Xử lý PU thành các mảnh nhỏ, dùng chất kết dính để ép lại thành những tấm dùng làm tấm thảm lót sàn, thảm thể thao, đệm.
  • Nghiền PU thành bột, sau đó trộn với PU chính phẩm để tạo ra các sản phẩm PU mới.
  • Nghiền thành các hạt nhỏ trộn với keo dán PU dùng để dán các tấm ván ép cách âm hay sàn nhà chống thấm nước.

Tái chế hóa học

  • Sử dụng phương pháp Glycol: PU phế liệu sẽ được trộn với một diol trong bình phản ứng, nung ở nhiệt độ cao. Sản phẩm tạo ra là các polyol, đây là nguyên liệu đầu vào để tạo ra PU. Ngoài ra polyol này có thể dùng cho nhiều ứng dụng mà không phải là các PU.
  • Thủy phân: PU phế liệu được cho phản ứng với nước trong nồi áp suất, có xúc tác, sản phẩm tạo thành là các polyol và một số sản phẩm khác. Các Polyol này có thể làm nguyên liệu tái sản xuất PU hoặc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Nhiệt phân: Phương pháp này người ta sẽ cắt mạch PU bằng nhiệt trong môi trường không khí bình thường để tạo thành dầu hay khí đốt.
  • Hydogen hóa: Đây là quá trình hydrogen hóa cũng có thể tạo thành khí đốt và dầu.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến những thông tin hữu ích để bạn có thể trả lời “nhựa PU là gì?” Mọi thắc mắc hay những đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ với Đình Hải Plastic để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *